Mũ bảo hiểm:
Các loại mũ bảo hiểm luôn được nhà sản xuất khuyến cáo người dùng thay thế sau 5 năm sử dụng do những vật liệu làm mũ sau thời gian này sẽ bị lão hóa, khiến độ bảo vệ bị giảm đi. Mặc dù vậy, chúng vẫn được thiết kế để có thể dễ dàng tháo rời vệ sinh. Trên thực tế, phía trong mỗi chiếc mũ đạt tiêu chuẩn đều có lớp lót có thể tháo rời để giặt rất dễ dàng. Bạn chỉ cần chú ý quan sát trước và trong khi tháo các mảnh lót mũ, sau khi vệ sinh xong thì lắp chúng lại đúng vị trí như cũ.
Sẽ có những nút bấm phía sau miếng đệm má và dọc theo hai bên đỉnh đầu của lớp lót. Khi bạn kéo chúng ra, bạn sẽ có ít nhất ba mảnh tách biệt, tùy thuộc vào từng loại mũ bảo hiểm khác nhau. Đôi khi bạn có thể tách phần mút ở má và phần vải bọc ngoài chúng ra để vệ sinh riêng.
Bạn không nhất thiết phải vệ sinh lớp xốp bên trong mũ. Sử dụng dầu gội đầu dịu nhẹ cho các phần mút mềm của mũ bảo hiểm, vì nó đặc biệt làm cho sạch mồ hôi và dầu từ đầu của bạn bám vào. Dầu gội cũng an toàn khi tiếp xúc với da và có mùi thơm dễ chịu. Để giặt các miếng lót trong mũ, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, giặt bằng tay một cách nhẹ nhàng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy màu nước trở nên đen kịt, do những miếng lót cũng bị bám bụi bẩn qua mỗi hành trình cùng bạn.
Nếu mũ của bạn quá cũ để tháo rời được những miếng lót ra, tôi khuyên bạn trân thành rằng hãy thay chúng đi, vì chắc chắn chúng đã quá hạn sử dụng! Sau khi đã được giặt sạch sẽ, vắt nước và đặt tất cả các miếng lót lên khăn rồi lấy tay ấn để chúng gần như được ráo nước hoàn toàn. Bạn cũng có thể đem mũ đi tắm cùng nếu như không muốn tháo rời bất kỳ thứ gì ra và mũ không gắn thiết bị điện tử nào. Những chiếc mũ bảo hiểm có thể ngâm nước được và như đã nói ở trên, dầu gội đầu là một dung dịch làm sạch tốt các miếng lót.
Áo bảo hộ chất liệu vải:
Để chuẩn bị cho việc giặt chúng, hãy lấy tất cả những lớp lót phía trong ra cũng như những miếng giáp. Kiểm tra và bỏ ra ngoài tất cả những thứ gì con xót ở trong túi ra, khóa hết các ngăn túi lại. Một mẹo nhỏ đó là khi bạn bỏ hết tất cả những miếng giáp ra ngoài, hãy đánh dấu bằng bút xóa để phân biệt vị trí của chúng, chẳng hạn như một miếng giáp ở vai phải hoặc trái. Điều này đảm bảo mọi thứ được đặt vào đúng vị trí ban đầu sau khi bạn giặt áo, và đặc biệt hữu dụng nếu như bạn giặt nhiều bộ đồ bảo hộ một lúc.
Nhân tiện lôi những miếng giáp ra, hay kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng do lão hóa hay không, và thay thế nếu có. Để giặt những chiếc áo bảo hộ bằng vải, hãy sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ. Nếu bạn có một chiếc máy giặt cửa trước với chế độ giặt tay thì việc giặt đồ trở nên quá dễ dàng. Hãy giặt tay nếu như nhà bạn chỉ có máy giặt cửa trên, do loại máy này sẽ xoắn vân vải lại với nhau. Sau khi giặt hãy treo tất cả lên mắc áo để phơi khô, tuyệt đối không bao giờ được sấy.
Găng tay bảo hộ:
Găng tay da của bạn có thể giặt được. Trên thực tế, Held – một trong những hãng sản xuất găng tay xe máy hàng đầu khuyên người sử dụng nên giặt găng tay thường xuyên. Nếu bạn bị mồ hôi tay, bạn sẽ cần phải giặt găng nhiều hơn trong 1 năm – và chạy xe trong mưa không tính là một lần giặt găng! Muối trong mồ hôi tay ở mức độ phân tử, khi găng khô sẽ khiến da hoặc vải nhiễm mặn, trở nên giòn và rách.
Cách vệ sinh găng tay như sau: lấy đầy một bồn nước ấm (không nóng) rồi hòa một ít xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ (mẹo: dầu gội đầu một lần nữa phù hợp để giặt găng). Đeo găng tay và nhúng tay vào bồn nước cho ngập cả găng, sau đó tiếp tục bóp nhẹ đôi găng để mồ hôi bên trong cùng vết bẩn được làm sạch. Khi cảm thấy găng đã sạch, rửa lại bằng nước ấm (không nóng) từ trong ra ngoài. Giặt xong đặt găng tay lên một chiếc khăn bông khô đã được trải sẵn, gập đôi lại rồi ấn để càng nhiều nước ra ngoài càng tốt. Đừng xoắn hoặc kéo căng chúng.
Sau khi vắt khô, đeo lại găng vào để tạo lại form cho găng. Treo chúng lên mắc để khô hoàn toàn. Nếu nhà có máy hút ẩm, bạn có thể cắm chúng lên các chai nước và để trước máy. Không bao giờ được đặt găng của bạn vào máy sấy quần áo, máy sưởi, hoặc trước đống lửa. Những đôi găng tay da khi gặp nhiệt độ cao thì sẽ bị “nấu chín”, khiến chúng trở nên giòn và bị hỏng.
Áo bảo hộ da:
Không nên giặt áo bảo hộ da, nhưng bạn có thể vệ sinh bằng những cách khác. Điều đầu tiên, hãy truy cập trang web nhà sản xuất hãng áo da của bạn và xem có hướng dẫn giặt không, nếu có thì làm theo họ. Bạn có thể nghiện cứu sử dụng những chất tẩy rửa da chuyên dụng. Đồ bảo hộ da rất hiếm khi giặt máy và tuyệt đối không bao giờ được giặt khô; hãy đưa chúng đến một nơi chuyên vệ sinh đồ da để họ có thể làm sạch chúng một cách chuyên nghiệp. Tương tự như găng tay da, hãy đem áo da của bạn tránh xa nhiệt độ cao – ngay cả với máy sấy tóc.
Giày mô tô:Vì giày có rất nhiều loại khác nhau, nên chúng tôi sẽ chỉ nói chung chung ở đây. Đối với giày bảo hộ da, bạn có thể vệ sinh bằng cách dùng bàn chải mềm, lau khăn và đánh xi như giày da bình thường. Trong khi đó, các loại giày làm từ vải có thể giặt được bằng bột hoặc nước giặt quần áo và bàn chải không quá cứng
Bảo quản đồ da:
Sau khi bạn vệ sinh xong những đồ bảo hộ bằng da và đợi chúng khô hoàn toàn, hãy bảo quản chúng bằng dầu dưỡng da tốt nhất. Cách dễ nhất để làm điều này là đeo găng vào và thoa đều lên trên găng như bạn đang bôi kem dưỡng ẩm cho tay vậy. Dầu dưỡng da tốt cho tất cả các đồ bảo hộ bằng da, dù bạn vừa mới giặt hay không.
THẾ GIỚI GIẶT SẤY chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giặt hấp bảo quản đồ da, đồ bảo hộ sẽ sang sẽ bớt nổi vất vả của các bạn, đến với THÊ GIƠI GIẶT SẤY, chúng tôi cam kết bạn sẽ có những bộ đồ bảo hộ sạch và đẹp như mới!