Table of Contents
Kéo dài “tuổi thọ” của quần áo luôn là mơ ước của phái đẹp. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mua sắm mà còn giúp bạn gìn giữ những bộ đồ yêu thích trong một thời gian dài.
Nếu bạn khéo léo và tỉ mỉ một chút thì sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí thay mới quần áo thường xuyên. Điểm mấu chốt của việc giữ quần áo luôn như mới nằm ở cách giặt giũ và cất giữ chúng.
1.Giặt và phơi đúng cách
Lỗi cơ bản: Giặt không đúng cách
1. Không đọc kỹ hướng dẫn: Một việc cực kỳ quan trọng nhưng ít người lưu ý khi giặt quần áo đó là “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
Các ký hiệu hướng dẫn cách giặt ủi thường được may kèm trên một tấm vải nhỏ bên trong quần áo. Rất nhiều người đã bỏ qua phần này của trang phục vì cho rằng nó phức tạp, khó hiểu. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu một chút bạn sẽ thấy chúng cực kỳ tiện ích và dễ nhớ.
Chúng cho người tiêu dùng biết trang phục đó bằng chất liệu gì, cần giặt như thế nào, được dùng thuốc tẩy hay không, nên ủi với chế độ thế nào.
Chẳng hạn: giặt bằng máy, có thể ngâm trong nước lạnh, không quá 300 độ C (biểu tượng thùng nước và một dấu chấm ở giữa); giặt bằng máy, nước ở nhiệt độ hơi ấm (biểu tượng thùng nước, có 2 dấu chấm ở giữa); không dùng hóa chất tẩy vì sẽ làm phai màu (biểu tượng tam giác đen bị đánh dấu chéo); không được vắt (biểu tượng hai sợi vải xoắn vào nhau bị gạch chéo); không được ủi bằng hơi nước (biểu tượng chiếc bàn ủi bị gạch chân)…
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để tránh những “tai nạn” đáng tiếc cho quần áo như lem màu, co giãn, xù lông…
2. Thói quen xấu: Nhồi nhét tất cả vào máy giặt
Gia đình bạn chỉ có 2 – 3 nhân khẩu. Bạn lại đang sở hữu một chiếc máy giặt 8kg. Để tiết kiệm điện nước, thời gian và cả vì… lười, bạn thường gom quần áo cả tuần lại và cố gom hết vào máy, bật chế độ giặt cơ bản, mức nước cao nhất và để cho chiếc máy tự xử lý.
Hậu quả là bạn sẽ nhận được những chiếc áo trắng ngả sang màu cháo lòng chỉ sau vài lần giặt, những chiếc quần tây lem nhem dính đầy bông vải và những món đồ ren bung xổ sớ vải…
Thay vì vậy, hãy bỏ ra thêm chừng 10 phút nữa để làm những việc sau đây: phân loại quần áo màu, áo trắng, quần tây đen riêng rẽ. Sau đó giặt chúng với từng chế độ giặt phù hợp.
Hiện nay, tại các siêu thị đều bán một món “bửu bối” để dùng khi giặt những món đồ ren là chiếc túi giặt. Với những chiếc túi này, những món đồ ren của bạn sẽ không bao giờ sợ bị rách hay bung chỉ.
3. Phơi áo quần ngay sau khi giặt:
Bạn tiết kiệm thời gian bằng cách mỗi buổi tối, bạn mang giặt quần áo rồi đi ngủ, sáng ra mới phơi. Nếu bạn có một chiếc máy giặt thế hệ mới thì không sao, còn ngược lại, sản phẩm bạn nhận được sau đó sẽ là một mớ quần áo bèo nhèo, xoắn xít.
Vậy nên, thay vì để quần áo trong lồng giặt quá lâu, bạn có thể tranh thủ giặt quần áo trước khi đi chợ rồi lúc về mang phơi. Như vậy, chúng sẽ không bị ủ cả đêm trong tình trạng xoắn vào nhau, tiết kiệm thời gian ủi đồ.
4. Phơi thế nào cho đúng?
• Lộn trái tất cả áo quần trước khi phơi sẽ giúp chúng bền màu.
• Chọn nơi nhiều gió, nắng nhẹ thay vì nhiều nắng. Nắng quá to chỉ khiến quần áo bạn cứng quèo và mau sờn rách.
• Cất quần áo ngay khi chúng vừa khô.
5. Ủi đồ là một nghệ thuật
Bạn luôn dùng một chế độ ủi cho tất cả các loại quần jeans đến áo thun vì cho rằng, ủi ở nhiệt độ nào cũng được miễn quần áo phẳng phiu và không cháy. Thật ra, phải có lý do khiến các nhà sản xuất phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau khi ủi vải cotton, len, linen… vì mỗi loại vải chỉ chịu được một nhiệt độ nhất định.
Nếu bạn để bàn ủi ở nhiệt độ thấp hơn chỉ khiến sợi vải bị chai, bóng mà quần áo vẫn không được thẳng, còn cao hơn sẽ làm vải bị co rút mà bạn không nhận ra. Vậy nên, hãy nhớ quan sát và chọn chế độ ủi phù hợp.
6. Cất giữ quần áo cẩn trọng
Với những loại quần áo ít khi mặc đến như đồ comple, trang phục theo mùa, đầm dạ hội… bạn thường xếp lại và cất trong đáy tủ, hoặc treo vào một góc khuất trong tủ. Đó là một sai lầm vì những góc khuất đó luôn là môi trường lý tưởng cho kiến, gián làm tổ và nấm mốc sinh sôi.
Bạn nên lau chùi khô ráo, sạch sẽ, đặt viên chống ẩm và thường xuyên kiểm tra xem quần áo có được an toàn hay không.
Dùng túi nylon để bọc và cất quần áo không mặc tới là thói quen của nhiều người nhưng cách này không hiệu quả. Túi nylon sẽ ngăn cản sự lưu thông không khí, làm áo quần bốc mùi, dễ lên nấm mốc. Túi vải hay túi lưới là lựa chọn lý tưởng hơn, còn nếu có điều kiện, bạn có thể sắm máy hút chân không mini để làm sạch không khí và cản nấm mốc, gián rệp.
Mặt khác, đây cũng là cách tiết kiệm không gian của tủ đồ, thay vì treo chồng chéo các loại túi bảo vệ.