Cách Giặt Chăn, Gối và Chăn Lông Vũ

Cách Giặt Chăn, Gối và Chăn Lông Vũ

Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ và vệ sinh là một trong những công việc quan trọng nhất bạn cần làm. Cần phải luôn giữ giường sạch sẽ vì hai lí do sau: một là, nếu không giặt ga trải giường thường xuyên, rất có thể bạn sẽ bị côn trùng trong nhà đốt – đặc biệt là rệp giường rất thích ăn các bụi da chết dính trong các lớp chăn. Loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân chính gây ra dị ứng và là mầm mống của các bệnh về đường hô hấp cho những ai da mẫn cảm hoặc trẻ nhỏ; hai là sự thoải mái,.bạn không muốn ngủ trên chiếc giường cáu bẩn và có mùi hôi sau một ngày dài vất vả phải không? Vì thế, hãy cố gắng giữ cho chăn đệm luôn mềm mại để có giấc ngủ sâu hơn nhé! Thật may là việc giặt gối và chăn không hề khó tí nào. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết:

Giặt Chăn

Giặt chăn và ga trải giường rất đơn giản – tất cả những gì bạn cần là một loại nước giặt chất lượng, nước xả vải và tất nhiên là máy giặt. Giặt chăn không khác gì so với giặt quần áo, tuy nhiên có một số lưu ý như sau:

  • Phân loại đồ trước khi giặt giũ

Mặc dù việc này có thể chiếm nhiều thời gian nhưng bạn nên phân loại đồ trước khi giặt. Lí tưởng nhất là bạn nên giặt chăn một mẻ riêng do kích thước lớn của chăn. Vậy nên bạn cần phân ra thành hai mẻ quần áo và chăn để giúp việc giặt giũ trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn giặt chăn cùng với quần áo, máy giặt sẽ trở nên quá tải, máy không tự điều chỉnh được chế độ giặt và lượng nước, do đó ảnh hưởng đến quy trình giặt. Thêm vào đó, những món đồ nhỏ như quần áo lót có thể bị vướng vào bên trong chăn và không được giặt kĩ với xà phòng và nước – do đó có thể vẫn còn mùi hôi sau khi giặt.

  • Đọc kĩ hướng dẫn giặt

Bạn hãy nhớ luôn đọc kĩ hướng dẫn giặt trên vỏ chăn trước khi giặt, đặc biệt phần nhiệt độ giặt phù hợp. Bạn nên giặt ở nhiệt độ cao nhất được quy định trong hướng dẫn giặt vì nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng tích tụ lại trong chăn và ngăn ngừa nguy cơ này phát sinh. Nếu máy giặt nhà bạn có chế độ giặt “diệt khuẩn”, bạn nên cài đặt chế độ này khi giặt chăn gối.

  • Sử dụng nước giặt và nước xả

Dùng nước giặt và nước xả vải loại tốt là tất cả những thứ bạn cần khi giặt chăn. Nước giặt sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn và mùi hôi khó chịu còn nước làm mềm vải sẽ biến lớp vỏ chăn thô ráp trở nên mềm mại và mượt mà. Nếu bạn luôn mong muốn có một chiếc giường ngủ êm ái để chìm vào giấc nồng mỗi đêm, nước xả vải là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Một số thương hiệu nước giặt lớn như OMO nay đã có loại nước giặt 2-trong-1 có chứa chất xả làm mềm vải trong nước giặt để giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách Giặt Gối Lông Vũ và Chăn Lông Vũ

Trong khi giặt vỏ chăn rất đơn giản thì việc giặt giũ chăn và gối lông vũ lại cần sự chăm sóc đặc biệt hơn để chúng luôn được bông xốp và mềm mại. Thật may là việc giặt giũ những đồ này cũng không mấy khó khăn. Dưới đây là hướng dẫn từng bước:

  • Trước khi giặt chăn hay gối lông vũ, bạn nên kiểm tra xem có vết rách hoặc có chỗ nào dễ bị rách trong quá trình giặt không. Nếu gối hoặc chăn bị rách, phần lông vũ bên trong sẽ bị rơi ra ngoài và quy trình giặt máy có thể sẽ làm hỏng gối. Do đó, nếu được phát hiện sớm dấu hiệu của vết rách, bạn nên khâu cố định các chỗ đó lại.
  • Cho chăn và gối vào máy giặt cùng với một chất giặt tẩy dạng nhẹ. Bạn có thể nhận thấy máy giặt cửa trước dễ dàng thực hiện nhiệm vụ giặt giũ này hơn so với máy giặt cửa trên do khoang chứa rộng hơn. Mặc dù máy giặt cửa trên thông thường có khối lượng giặt lớn hơn nhưng bộ phận quay của máy lại ở chính giữa gây khó khăn khi giặt đồ kích thước lớn như chăn. Nếu bạn không sử dụng máy giặt cửa trước, bạn có thể mang ra tiệm giặt gần nhà. Nhiều người hay đặt chế độ vắt hai lần khi giặt chăn để vắt kiệt lượng nước trước khi phơi.
  • Do kích thước và khối lượng của gối và chăn lông vũ, sẽ rất mất thời gian nếu phơi khô tự nhiên. Một vấn đề nữa là, nếu gối và chăn bị ẩm thì nấm mốc sẽ bắt đầu hình thành và tích tụ bên trong lông vũ và sẽ gây ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, bạn nên để chúng khô càng nhanh càng tốt, nếu cần thiết thì dùng máy sấy quần áo. Bạn nên sấy cho đến khi nếu sờ tay vào cảm thấy khô, và sau đó phơi ra ngoài trời cho đến khi khô hẳn. Lí tưởng nhất là chăn nên được phơi khô trong vòng 12 tiếng sau khi lấy khỏi máy sấy quần áo – nếu lâu hơn, nấm mốc có thể tích tụ và phát triển.
  •  
Rate this post
Về Đầu Trang