Dịch Vụ

Cách giặt và bảo quản vỏ gối bằng lụa đúng chuẩn

Vỏ gối bằng lụa là lựa chọn yêu thích của nhiều người để có được những giấc ngủ ngon. Với đặc tính êm mềm, trơn láng, vải gối lụa nâng niu làn da và mái tóc của bạn ngay cả trong giấc ngủ. Hơn nữa, vẻ ngoài óng ả của loại vải này còn mang đến sự sang trọng cho cả căn phòng. Tuy nhiên, giặt và bảo quản vỏ gối bằng lụa có dễ không vẫn là băn khoăn của nhiều người. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Cách giặt vỏ gối bằng lụa

Vỏ gối bằng lụa rất mỏng manh, mềm mịn. Vì thế, bạn lo lắng rằng cần có cách giặt riêng? Thực ra, cách giặt vỏ gối lụa đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.

  • Bước 1: Lộn mặt trái của vỏ gối trước khi giặt để bảo vệ sợi vải cũng như bề mặt vải được bền đẹp lâu dài.
  • Bước 2: Hãy xem kỹ nhãn mác có trên sản phẩm để biết được hướng dẫn giặt ủi chuẩn nhất từ nhà sản xuất. Đa phần các loại vải lụa có thể giặt bằng tay hoặc máy với nước ở nhiệt độ thấp.

  • Bước 3: Xử lý vết bẩn (nếu có). Nếu nhận thấy vỏ gối lụa của mình có một số vết bẩn, hãy chấm dung dịch làm sạch lên vị trí này và để yên trong khoảng 15 phút trước khi bắt đầu giặt.
  • Bước 4: Tiến hành giặt. Đa phần các loại lụa có thể giặt bằng tay và cả máy giặt.

– Nếu giặt bằng tay, bạn xả đầy nước lạnh vào chậu, sau đó cho dung dịch giặt vào hòa tan rồi giặt nhẹ nhàng, chú ý không chà xát mạnh hoặc xoắn vải.

– Nếu giặt bằng máy, hãy cho vỏ gối vào túi giặt sau đó dùng chế độ giặt nhẹ với nước lạnh.

  • Bước 5: Thêm giấm vào chu trình giặt. Dù giặt tay hay giặt máy, bạn đều có thể thêm giấm vào chu trình giặt để vỏ gối lụa của mình mềm mại hơn.

– Nếu giặt tay, hãy cho khoảng ¼ bát giấm vào xả sau khi giặt.

– Nếu giặt máy, bạn cần thêm khoảng ½ bát giấm vào ngăn đựng nước xả và chờ đợi máy làm xong phần việc của mình.

2. Những điều cần lưu ý để vỏ gối bằng lụa mãi bền đẹp

2.1 Tần suất giặt vỏ gối bằng lụa

Bạn nên làm sạch vỏ gối của mình theo ít nhất 1 lần/tuần. Lý do là vì các sản phẩm kem dưỡng hoặc lượng dầu tự nhiên trên da và tóc của bạn hoàn toàn có thể dính ra vỏ gối. Vỏ gối bẩn chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên mụn hoặc gặp các vấn đề khác liên quan đến da.

2.2 Xử lý vết bẩn trên vải lụa thế nào?

Với những vết bẩn đặc biệt trên vải lụa, bạn có thể áp dụng cách chấm một lượng sản phẩm giặt giũ lên và để nguyên 15 phút trước khi giặt như Cleanipedia đã hướng dẫn bên trên. Nhưng trong trường hợp vết bẩn quá cứng đầu và không chịu mờ đi, bạn có thể sử dụng một miếng bông gòn sạch thấm oxy già để làm sạch những vị trí này.

2.3 Cách ủi và bảo quản vỏ gối bằng lụa

Bạn không nên xoắn, vắt vải lụa và cần phơi vỏ gối bằng lụa ở nơi mát mẻ, thông thoáng, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Với việc ủi cũng tương tự như vậy, bạn cần chọn chế độ ủi với nhiệt độ thấp nhất để làm thẳng loại vải này. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm một miếng vải cotton trắng mỏng đặt ở giữa phần vải lụa và mặt bàn ủi để đảm bảo vỏ gối của bạn không bị cháy.

2.4 Lựa chọn sản phẩm làm sạch có công dụng dưỡng vải

Ngoài ra, bạn hãy chọn một sản phẩm giặt giũ có công dụng dưỡng vải. Lụa là một trong những chất liệu được xếp vào hàng “đỏng đảnh” nhất. Do đó, bạn không nên dùng các sản phẩm chứa nhiều chất tẩy mạnh sẽ dễ khiến sợi vải bị hư hỏng.

Liên hệ ngay để trải nghiệm dịch vụ giặt hấp/ giặt sấy cao cấp tại TP.HCM 

Xem thêm:

Rate this post
Giặt Ủi Thế Giới