GIẶT GẤU BÔNG KHÔNG KHÓ

Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, gấu bông của bạn sẽ không còn sạch. Sử dụng máy giặt giúp giặt sạch nhưng có thể làm hỏng vải hoặc làm phai màu thú bông. Hôm nay thế giới giặt sấy xin chia sẽ cùng bạn bài viết dưới đây để biết mẹo giúp cho việc giặt thú bông bằng máy giặt chính xác nhé!

Chuẩn bị trước khi giặt

Thú nhồi bông thường có 2 loại: Giặt được và không giặt được. Hãy chắc chắn rằng thú nhồi bông của bạn được làm từ chất liệu có thể giặt được. Bằng cách kiểm tra thẻ hướng dẫn được may trên thú. Chất liệu len, tơ nhân tạo hoặc nhồi bằng hạt xốp sẽ không phù hợp để giặt bằng máy. Nếu thú nhồi bông của bạn quá cũ, dễ rách, quá lớn hoặc được nhồi bông cứng thì bạn bắt buộc phải giặt chúng bằng tay. Cần lưu ý thú nhồi bông có hộp nhạc hoặc thiết bị điện tử bên trong sẽ không được tiếp xúc với nước.

Chắc hẳn bạn sẽ không muốn chú gấu bông của mình bị mất tay, chân hay tai trong khi giặt đúng chứ? Hãy khâu lại những bộ phận rời của gấu như tay, chân một cách chắc chắn. Cởi bỏ quần áo của thú hoặc các phụ kiện đi kèm để chúng không bị rơi ra trong lúc giặt.
Sử dụng túi lưới trong lúc giặt. Giúp tạo thêm một lớp bảo vệ cho thú bông của bạn khỏi nguy cơ bị hư hỏng hoặc rách trong lúc giặt. Đồng thời túi lưới sẽ giúp giữ lại mắt hoặc mũi của thú chẳng may bị rơi ra. Nếu bạn không có túi lưới thì áo gối sẽ là sự thay thế phù hợp.

Bắt đầu giặt thú nhồi bông

Sử dụng một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ trước khi giặt sẽ cho hiệu quả giặt sạch nhanh hơn, mạnh hơn. Nếu con bạn bị dị ứng với chất tẩy rửa thì hãy thay thế bằng giấm. Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên tuyệt vời. Trộn một phần giấm với hai phần nước ấm và một ít nước cốt chanh để ngâm thú bông trước khi giặt.

Thiết lập máy giặt ở chế độ nước lạnh và lựa chọn chu kỳ nhẹ nhàng. Làm giảm nguy cơ rách các bộ phận của thú bông. Đặc biệt, không sử dụng nước nóng vì nước nóng sẽ làm phai màu thú bông của bạn hoặc gây hại cho các bộ phận được đính bằng keo (mắt, mũi,…).

Bước 1: Bạn rạch một đường nhỏ khéo léo sau lưng chú gấu.
Bước 2: Lấy toàn bộ phần bông gòn bên trong ra.
Bước 3: Hòa tan bột giặt, nước sau đó cho phần vỏ gấu vào vò sạch. Hoặc cho vào máy giặt giặt chế độ bình thường như giặt quần áo.
Bước 4: Lấy vỏ gấu ra phơi khô sau đó nhồi bông vào.
Cuối cùng:  Dùng kim khéo léo khâu phần đã rạch lại là bạn đã hoàn tất rồi đấy.

Sấy khô thú nhồi bông

Khi bạn mang thú nhồi bông ra khỏi túi lưới hoặc bao gối, thú nhồi bông của bạn sẽ không còn nguyên hình dạng ban đầu, chúng sẽ bị méo mó hoặc lông bị rối vào nhau. Vì vậy, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng nắn lại và gỡ rối cho thú bông khi còn ẩm ướt để việc sấy khô được thuận tiện hơn.

Việc sấy nóng ở nhiệt độ cao sẽ làm chảy các bộ phận làm từ keo, nhựa của thú bông. Thậm chí là cả sợi vải của chúng. Hãy lau thú bông của bạn bằng một chiếc khăn khô và dùng móc kẹp treo chúng lên. Phơi chúng dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời trực tiếp chính là một chiếc máy sấy hữu hiệu, vừa làm khô, vừa diệt khuẩn nhờ tia cực tím.

Sau khi đã sấy khô, hãy “trang điểm” lại cho thú bông của bạn. Bằng cách cố định lại những mối khâu, gỡ rối những sợi lông một cách nhẹ nhàng. Cắt bỏ đi những sợi chỉ thừa hoặc bị tưa ra trong lúc giặt.

Trên đây là cách giặt thú nhồi bông mà thế giới giặt sấy muốn giới thiệu đến bạn. Bạn có thắc mắc thêm gì hay cần chia sẻ không? Hãy cùng bình luận vào bên dưới nhé. Hoặc liên hệ với chúng tôi.
Thegioigiatsay.com
Hotline: 0977696731

5/5 - (1 bình chọn)
Về Đầu Trang