Phân quần áo theo chất liệu khi giặt.
Phân loại quần áo theo chất liệu vải và loại áo (sơ mi, áo thun…) là cách tốt nhất để vừa giảm chi phí năng lượng khi giặt bằng máy, vừa giữ được quần áo bền trong thời gian dài.
Khi giặt áo sơ mi chung với nhau, bạn hãy lật mặt trong ra bên ngoài, thứ nhất là để tránh các nút áo, thứ hai là để hạn chế bay màu bên ngoài áo. Mẹo nhỏ là bạn có thể ngâm áo với một chút hạt tiêu để giữ cho màu sắc tươi sáng hơn.
Kéo khóa áo khoác và quần jean lại.
Nếu bạn không kéo khoá áo khoác hoặc khoá quần jeans thì chúng sẽ cuốn vào các vật xung quanh và tấn công các quần áo khác giặt cùng, kể cả những chiếc quần jeans và áo khoác khác.
Một số lưu ý khi cất trữ
+ Nên gấp áo len và áo thun rồi xếp vào ngăn tủ, đừng sử dụng móc treo vì sẽ làm chảy xệ vải.
+ Nếu bạn lưu giữ áo qua mùa, ví dụ như bảo quản áo len qua màu hè hay giữ áo dây qua mùa đông, để hạn chế côn trùng tấn công, hãy sử dụng băng phiến hoặc một ít hoa oải hưởng đặt trong tủ áo.
+ Hãy chắc rằng bạn bảo quản quần áo ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp và luôn khô thoáng để bảo vệ chúng tốt hơn.
LƯU Ý NHỮNG NƠI HAY LÀM HỎNG QUẦN ÁO CỦA BẠN:
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng nếu bạn muốn chăm sóc quần áo tốt nhất có thể, hãy biết lưu ý và rút kinh nghiệm từ những nơi, những điều hay làm hỏng quần áo.
Ví dụ: khi bạn nhét điện thoại vào trong tú quần jeans, lâu ngày sẽ làm giãn quần ở vị trí để điện thoại , gây bạc màu và nhìn không hợp mắt. Hoặc nếu nút áo cuối cùng của áo sơ mi sẽ đè lên dây kéo của quần jeans khi bạn bỏ áo vào quần…
Khi tìm ra nguyên nhân của những vấn đề, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với trang phục của bạn. Nếu áo sơ mi có nút cuối không phù hợp, bạn có thể không đóng thùng với chiếc áo đó, hoặc tháo nút ra. Nếu không nhất thiết phải trực điện thoại liên tục, hãy bỏ vào túi xách, đối với nam thì khi ngồi xuống, hãy lấy điện thoại ra.