Table of Contents
Bạn có bao giờ cảm thấy bất lực vì giặt quần áo thường xuyên nhưng vẫn không được sạch như ý muốn? Hay quần áo mới mua chẳng bao lâu đã bị bám bụi hoặc xỉn màu? Vấn đề này rất có thể đến từ những thói quen giặt giũ hàng ngày của bạn đấy. Trong bài viết dưới đây, Thế Giới Giặt Sấy sẽ gợi ý cho bạn việc cần làm để tránh đồ giặt càng ngày càng bẩn. Cùng theo dõi nhé!
1. Vệ sinh lồng giặt và khay nước giặt xả thường xuyên
Lồng giặt là nơi thường xuyên tiếp xúc với quần áo, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì đây chính là nguồn cơn gây ra các vết bẩn trên quần áo của bạn sau khi giặt. Bởi, các cặn bẩn, bụi vải từ quần áo có xu hướng tích tụ ở thành lồng giặt, rồi theo nguồn nước để bám ngược lại quần áo ở những lần giặt kế tiếp, khiến quần áo của bạn càng giặt càng bẩn.
Hơn nữa, điều kiện bên trong lồng máy luôn ẩm ướt và không thoáng gió sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mùi sinh sôi và phát triển, biến những chiếc áo quần đã giặt sạch nhưng vẫn ám mùi ẩm mốc, mang đến cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Do đó, vệ sinh lồng giặt và khay nước giặt xả thường xuyên là việc đầu tiên mà bạn cần làm để tránh quần áo giặt xong bị bẩn. Theo khuyến cáo, bạn cần sử dụng viên vệ sinh lồng giặt mỗi tháng một lần và vệ sinh toàn bộ các linh kiện liên quan mỗi năm một lần.
2. Hạn chế máy hoạt động trong tình trạng quá tải đồ
Đa số người dùng có thói quen gom chung nhiều quần áo lại và giặt một lần để tiết kiệm công sức và thời gian giặt giũ. Tuy nhiên, việc làm này cần hạn chế vì lượng đồ quá tải có thể khiến cho quá trình giặt kém hiệu quả, vết bẩn không được làm sạch hoàn toàn. Hơn nữa, trong không gian chật hẹp, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển giữa các loại quần áo với nhau, gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Vậy nên, việc tiếp theo mà Cleanipedia khuyến khích bạn nên làm mỗi lần giặt giũ là phân loại quần áo và chỉ giặt mỗi lần vừa đủ tải trọng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không gom quá nhiều quần áo lại để giặt trong một lần.
3. Gioăng cao su cũng có thể là thủ phạm gây mùi hôi quần áo
Gioăng cao su đảm nhiệm vai trò kết nối giữa vỏ máy và lồng giặt nên thường tiếp xúc trực tiếp với bột giặt, nước xả vải hoặc nước giặt…Do đó, vị trí này rất dễ bị đóng cặn bẩn và trở thành “ngôi nhà chung” cho các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc, những “thủ phạm” gây mùi cho quần áo sau khi giặt.
Vì thế, việc thứ ba mà Cleanipedia nghĩ rằng bạn nên làm thường xuyên để quần áo luôn sạch sẽ và thơm tho là vệ sinh gioăng cao su. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ gồm baking soda, muối, nước ấm và khăn sạch
- Bước 2: Bạn hòa baking soda với nước ấm và 1 muỗng nhỏ cà phê muối vào một cái chén, rồi đổ hỗn hợp vừa pha lên phần gioăng cao su. Bạn nhớ sử dụng bao tay khi vệ sinh và tán đều hỗn hợp ra khắp gioăng nhé.
- Bước 3: Sau khi để yên trong 15 phút thì bạn lau lại toàn bộ bằng khăn sạch.
- Bước 4: Bạn dùng khăn nhúng nước ấm để lau lại nhiều lần phần gioăng cao su để đảm bảo hiệu quả làm sạch tối đa.
4. Lựa chọn sản phẩm giặt giũ đúng cách
Sản phẩm giặt giũ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quần áo sau khi giặt. Một số sản phẩm chứa khá nhiều thành phần làm sạch, giúp tạo nhiều bọt trong quá trình giặt giũ để mang đến cảm giác sạch sâu. Tuy nhiên, quá nhiều bọt không chỉ làm giảm độ sạch của quần áo, vì các phân tử bọt sẽ ngăn cách quần áo cọ xát vào nhau, mà còn dẫn đến tích tụ cặn bẩn trong lồng giặt, vì rất khó để làm sạch chúng chỉ trong vài lần xả nước của máy.
Liên hệ ngay để trải nghiệm dịch vụ giặt sấy/ giặt hấp cao cấp tại TP.HCM
Xem thêm: